Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Lệnh cấm nhập khẩu uranium của Nga 'gây bão' trên thị trường năng lượng
    Tin Việt Nam
Lãnh đạo Việt Nam gửi điện thăm hỏi Campuchia sau vụ nổ kho đạn
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ đồng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Xã Luận
“Từ độ mang gươm đi mở cửa . . .
Bài của Tiến sĩ Nguyễn Hữu Hoạt

“Từ độ mang gươm đi mở cửa
Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long”

Nếu 1000 năm trước trong chiếu dời đô người công dân số một của nước Đại Cồ Việt Lý Công Uẩn đã viết: “Đại La thành trạch thiên địa khu vực chi trung, đắc long bàn hổ cứ chi thế, chánh Nam, Bắc, Đông, Tây chi vị, tiên giang sơn hướng bội chi nghi” (nghĩa là: Thành Đại La ở vào trung tâm trời đất, thế rồng chầu, hổ phục, vị trí đứng giữa bốn phương Nam, Bắc, Đông, Tây, tiện hình thế núi sông sau trước)

 


 


Chính cái tư duy ấy nên Ngài đã chọn thành Đại La, nợi hội tụ khí thiêng sông núi làm nên. Ở đó, từng cơn sóng vỗ được chuyển mình trên giòng sông Tô Lịch hay sông nước Nhị Hà làm thành ngã ba đường tạo nên hình dáng một Thăng Long đầy chất nhân văn và tính nhân bản, vô cùng sử ký và địa lý Việt Nam.


 


Quyết định dời đô của Lý Thái Tổ là quyết định của một quân vương cô đơn nhưng không hề đơn độc. Quyết định ấy thể hiện một ước vọng lớn cho dân tộc. Một hoài bảo “rồng chầu, hổ phục” như thế đất Đại La, dựa lưng vào núi và ngẩn mặt nhìn sông, đứng giữa đất trời, núi non hùng vĩ. Thủ đô ấy tính đến hôm nay trở thành ngàn năm văn hiến, tiêu biểu cho đất nước ta, dân tộc ta vượt qua mọi khó khăn và thử thách nhưng mãi mãi trường tồn và bất tử.


 


Kiến trúc sư Lý Công Uẩn đã khai quật thành quách Thăng Long, mở đường cho thời đại của một vương triều mới. Ấy là dáng hình và lịch sữ Thăng Long, là một kiệt tác duy nhất và tuyệt vời. Vì Thăng Long “bay bỗng” như tên gọi là nơi hội tụ của thi nhân, văn tài khắp nơi ở mọi vùng đất nước góp phần làm nên. Nếu nói đến Thăng Long mà chúng ta không nhớ đến công lao nghĩa khí của Nguyễn Tri Phương hay Hoàng Diệu, hoặc sự đóng góp của những người con Thanh- Nghệ- Tĩnh. Bình- Trị- Thiên hay Nam- Ngải- Bình- Phú, và nữa...thì có lẽ Thăng Long không đủ màu sắc như hôm nay. Dĩ nhiên, khi kỷ niệm 1000 năm Thăng Long chúng ta không thể bỏ quên vai trò của Tổng Đốc Hoàng Diệu, người đã tuẫn tiết theo thành, chết cho người và vì người. Người Việt Nam.


 


Nghĩa khí ấy, nghĩa khí đứa con trung với nước và hiếu với dân của người con xứ Quảng vẽ lên làm đậm nét Thăng Long, nơi ấy dưới bóng cây đa Võ Miếu, vào giờ Ngọ ngày 8 tháng 3 năm Nhâm Ngọ; tức ngày 25-4-1882 quan Tổng Đốc Hoàng Diệu đã trút hơi thở cuối cùng. Đối với Thăng Long và con người Hà Nội cái chết của quan Tổng Đốc chưa phải là chết, trên mặt vật thể thân xác ông không còn nữa. Nhưng trên khía cạnh tinh thần chúng ta thấy cái chết của Hoàng Diệu như ngọn đuốt sáng tỏa làm sống dậy mọi thời đại trên đất Hà Thành thủ đô nước Việt của 1000 năm trước và 1000 năm sau. Cái chết vinh quang và đại nghĩa đã cảm phục nhân sĩ Bắc Hà qua những câu thơ ghi khắc:


 


Cô thành chng gi mt mình thôi


Khng khái như ông được my người


Cu lc nghìn năm gương tiết di


Cô thân mt chút tm trung phơi


 


Nghìn tha Nùng Sơn nêu chính khí


Anh hùng đến thế l cùng rơi.


 


Khí tiết Hoàng Diệu qua sự gắn bó Thăng Long còn thể hiện qua câu đối trong bài Hà Thành chính khí ca của một nho học Hà Nội hiện nay đang thờ trong miếu Trung Liệt bên gò Đống Đa:


Kìa thành quách, kìa non sông trăm trn phong trn còn thước đt,


Là tri sao, là sông núi, mui năm tâm s vi tri xanh. 


 


Hôm nay một ngàn mùa thu đi qua, Thăng Long nơi kết tụ của những thăng trầm thời đại, bể dâu. Để rồi cứ mỗi xuân thu nhị kỳ sắc màu Thăng Long rực rỡ bông hoa, nhuộm đỏ nhờ máu xương tiền nhân, kiêu hãnh đi lên với bề dày ngàn năm + (cộng). Thăng Long từ đó lớn lên, trải qua bao nhiêu vương triều thịnh suy. Với 215 năm oanh liệt, thời đại nhà Lý đã viết lên trang sử vẻ vang cho dân tộc. Rồi đến nhà Trần tiếp nối với 175 năm dẹp Bắc bình Nam, tiêu diệt Nguyên- Mông làm nên lịch sử nước Nam lẫm liệt, nhưng cũng lắm bi thương. Rồi nữa, với 99 năm trị vì của nhà Lê, từ Lê Thái Tổ đến Lê Cung Hoàng bờ cõi nước ta được mở mang, tráng lệ. Tiếp theo tiếng trống Ngọc Hồi của người anh hùng đất Tây Sơn đập tan 29 vạn quân Thanh đã tạo nên niềm kiêu hãnh Thăng Long, kiêu hãnh quá Việt Nam.


 


Và không thể quên được khi nói đến Thăng Long, suốt một chiều dài hơn 80 năm thực dân đô hộ đất nước chúng ta. Độc lập tự do là một khát vọng chung của dân tộc. Khát vọng ấy, thế hệ cha ông đã hi sinh xương máu qua các cuộc cách mạng dân tộc. Từ Cần Vương, Văn Thân, Đông Kinh Nghĩa Thục, Việt Minh, đổi lấy Bản Tuyên Ngôn Độc Lập đầu tiên ra đời vào mùa thu năm Ất Dậu. Cũng trong thời điểm mùa thu năm 1949 (28-8-1949) Đại Đoàn 308 đầu tiên được thành lập do Vương Thừa Vũ làm Đại Đoàn trưởng. Chính Đại đoàn nầy đã giáng lên đầu bọn giặc Pháp nhiều trận kinh hoàng, đặc biệt chiến thắng đường số 4 và Đoan Hùng trên giòng sông Lô. Khởi đầu cho bản Trường Ca Sông Lô của Văn Cao ra đời. Ngoài ra, cũng chính 308 là thành phần chủ lực tiến chiếm Điện Biên Phủ, trong đó người anh hùng Phan Đình Giót đã lấy thân thể của mình lấp lỗ châu mai trong loạt xung kích đầu tiên trên đồi Him Lam, mỡ màng cho chiến thắng cuối cùng để bọn thực dân buộc phải đầu hàng, trao trả lại độc lập cho dân tộc chúng ta, chấm dứt một chế độ bạo tàn trên đất nước Việt Nam.


 


Ngày nay, nhìn lại lịch sử Thăng Long từ sự bắt đầu cho đến đương đại. Hể là người Việt Nam có ai không tự hào và hãnh diện? Hãnh diện từ viên sỏi Hoàng Thành cho đến vết đạn trên nóc thành cửa Bắc hay hình bóng cây đa Võ Miếu. Đêm đêm về, trong tiếng sóng rêu, gió thổi từ giòng sông mẹ Hồng Hà mang theo phù sa và hương thơm hoa sữa, hòa chung cùng lời hịch Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và hiệu triệu Bình Ngô Đại Cáo của thi nhân Nguyễn Trãi.


 


Trong giờ phút nầy, 2010. Chúng ta quay mặt nhìn về 1000 năm trước, ưu ái vẫy tay chào cố đô Hoa Lư sau 42 năm trị vì.. ngày nay còn chăng chỉ bóng “tịch dương”. Giờ đây ta đứng giữa Thăng Long- Hà Nội, trong lòng thủ đô cả nước, chúng ta cùng nhau vỗ tay bắt nhịp hát lên: một, hai, ba, bốn- một ”Từ độ mang gươm đi mở cõi; ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long”./.


 




DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Trung Quốc trước áp lực toàn cầu trong chính sách phá giá (24-04-2024)
    Mục Tiêu & Nhu Cầu Duy Trì Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) (22-03-2024)
    Lá Thư Tổng Biên Tập (08-02-2024)
    Mơ Hồ Chiến Lược (15-01-2024)
    Sự kết thúc của phép màu kinh tế Trung Quốc (16-12-2023)
    Cộng và trừ trong chương trình trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence) (20-11-2023)
    Cản lực và quyết tâm (19-10-2023)
    Chiến trường là thành tố cho nỗ lực hòa đàm (30-08-2023)
    Cuộc chiến chưa có lối ra (03-08-2023)
    Nguy cơ lão hoá của Trung Quốc (04-07-2023)
    Sức Mạnh Bảo Vệ Hoà Bình (17-05-2023)
    Tham vọng thống trị công nghệ của Bắc Kinh (22-04-2023)
    Dấu chân Đại hán trên châu Mỹ-Latin (22-03-2023)
    Cuộc Chiến Chưa Có Lối Ra (31-01-2023)
    Thuật ngữ của ĐCSTQ Trong Các Kỳ Đại Hội Đảng (11-12-2022)
    Kim Jong-Un kẻ cuồng vọng hạt nhân (07-11-2022)
    Trật tự mới trong tầm nhìn của Bắc Kinh và Moscow (12-10-2022)
    Kịch bản cho một cuộc chiến Đài Loan & Trung Quốc (14-09-2022)
    MỘT VIỆT NAM ĐOÀN KẾT HƠN, QUYẾT TÂM HƠN SAU ĐẠI DỊCH (10-09-2022)
    Tham vọng của Tập Cận Bình trong Đại Hội Đại Biểu Đảng CSTQ lần thứ 20 (10-08-2022)

Các bài viết cũ:
    Quốc tế hóa các tranh chấp ở biển Đông (27-09-2010)
    Nội Lực Dân Tộc (11-09-2010)
    Vượt qua những chia rẽ vì màu cờ sắc áo (01-09-2010)
    Việt Nam cởi mở về tôn giáo (01-09-2010)
    Viện trợ và hợp tác kinh tế: Chiến lược của Trung Quốc đối với lưu vực sông Mê Kông (01-09-2010)
    Vây Ngụy cứu Triệu hoặc đánh Georgia cứu Iran (01-09-2010)
    Vận hành tư tưởng (01-09-2010)
    Văn Hóa Là Sản Phẩm Của Con Người (01-09-2010)
    TUẦN LỄ “HÀNH LANG KINH TẾ ĐÔNG-TÂY” TẠI VIỆT NAM (01-09-2010)
    Trước cơn thịnh nộ (01-09-2010)
    Trung Quốc Trong Trận Đồ Bát Quái Của Mỹ (01-09-2010)
    Trung Đông Trước Những Thách Đố Mới Với Tân Nội Các (01-09-2010)
    Trung- Á trước ảnh hưởng và tranh chấp (01-09-2010)
    Trọng điểm chiến lược của Hoa Kỳ đối với Á châu (01-09-2010)
    Thế giới vô cực (01-09-2010)
    Thân phận cây chùm gởi (01-09-2010)
    Thách Thức và Hành Động (01-09-2010)
    Thực Dân Mới Hay Đế Quốc Đỏ (01-09-2010)
    Sức mạnh đồng nghĩa với hòa bình (01-09-2010)
    Sự xung đột trên thế giới Đa cực (01-09-2010)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152849446.